Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước cấp và nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước bằng cách biến chúng thành bùn nhờ sử dụng các chất hóa học.
Quá trình keo tụ và tạo bông trong xử lý nước
1. Phương pháp keo tụ tạo bông
Trong nước, các chất ô nhiễm tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ cần dùng các biện pháp cơ học kết hợp hóa học bằng cách sử dụng các chất hóa học tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lại với nhau thành các bông cặn có trọng lượng và kích thước lớn hơn để xử lý.
Quá trình keo tụ tạo bông gồm 2 quá trình:
• Quá trình keo tụ: dựa trên cơ chế phá bền hạt keo
• Quá trình tạo bông:tiếp xúc/ kết dính giữa các hạt keo đã bị phá bền
2. Bản chất của quá trình keo tụ tạo bông
Trong nước, các chất ô nhiễm tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ cần dùng các biện pháp cơ học kết hợp hóa học bằng cách sử dụng các chất hóa học tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lại với nhau thành các bông cặn có trọng lượng và kích thước lớn hơn để xử lý.
Quá trình keo tụ tạo bông gồm 2 quá trình:
• Quá trình keo tụ: dựa trên cơ chế phá bền hạt keo
• Quá trình tạo bông:tiếp xúc/ kết dính giữa các hạt keo đã bị phá bền
2. Bản chất của quá trình keo tụ tạo bông
Phá tính bền vững của hệ keo bằng cách thu hẹp lớp điện kép tới mức thế zeta =0, khi đó, lực đẩy tĩnh điện hạt - hạt bằng không, tạo điều kiện cho các hạt hút nhau bằng lực bề mặt tạo thành các hạt lớn hơn dễ kết tủa. Cách này có thể thực hiện khi các hạt keo hấp phụ đủ điện tích trái dấu để trung hòa điện tích hạt keo. Điện tích trái dấu này thường là các ion kim loại đa hóa trị
Tạo điều kiện cho các hạt keo va chạm với các bông kết tủa của chính chất keo tụ nhờ hiện tượng bám dính.
Dùng các chất cao phân tử
3. Các chất keo tụ phổ biến:
• Các muối nhôm và sắt: Al2(SO4)3, NaAlO2, Al(OH)5Cl...
• Phèn sắt: FeCl3, Fe(SO4)3.2H20...
Ngoài ra, có thể tăng cường quá trình keo tụ bằng các hợp chất cao phân tử:
Các chất cao phân tử tan trong nước có cấu tạo mạch dài. Sử dụng cùng với phèn nhôm hay phèn sắt làm hạ thấp liều lượng phèn sử dụng, giảm thời gian quá trình đông tụ, nâng cao tốc độ lắng của bông keo, làm tăng sự bền vững của hạt bông keo trong quá trình hòa trộn và lắng cặn.
• Chất trợ đông tụ có nguồn gốc thiên nhiên thường là tinh bột, dextrin, các ete, cellulose...
• Chất trợ đông tụ tổng hợp thường dùng là polyacrylamit
4. Thiết bị keo tụ tạo bông
• Bể phản ứng tạo bông kết tủa: bao gồm 3 loại bể như sau
• Bể phản ứng xoáy: hình trụ hoặc hình phễu
• Bể phản ứng kiểu vách ngăn: Dùng vách ngăn để tạo ra sự đổi chiều liên tục của dòng nước
• Bể phản ứng cơ khí:Chia nhiều ngăn với bộ khuấy riêng biệt
• Bể lắng trong: Các hạt kết dính lắng xuống và được loại ra ngoài
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ tạo bông
• pH: Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình keo tụ
Đối với phèn nhôm thì pH từ 6 - 6.5 là tối ưu
• Lượng dùng chất keo tụ
Lượng huyền phù càng nhiều thì lượng chất keo tụ càng lớn
• Nhiệt độ của nước
Nếu dùng phèn nhôm sunfat thì nhiệt độ tốt nhất từ 25 - 30oC
• Tốc độ khuấy
Tốc độ khuấy tốt nhất là chuyển từ nhanh sang chậm
Nhìn chung, việc sử dụng keo tụ và tạo bông trong xử lý nước mang lại nhiều hiệu quả khả quan. Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm đến công nghệ này có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn cụ thể.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét