Chuyển đến nội dung chính

Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất

Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất hiện nay là TCVN 5945: 2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 147 "Chất lượng nước" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Quy chuẩn này thay thế cho quy chuẩn TCVN 5945: 1995.

Các quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất

1.    Quy định chung
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng.
Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung
Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản
xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung l à cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
2. Quy định kỹ thuật
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính bằng công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
•    Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
•    C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Giá trị này được quy định như sau:

Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất1
Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất2
Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất3


Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
•    Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương thì được tính theo bảng sau:

Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất4

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn)
Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định như sau:
Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất5

-V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn)
Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng Kết quả = 0,6.
-Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3.
•    Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định ứng với tổng lưu lượng nước thải của
các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải; Hệ số Kf được tính như sau:

Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất6

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường.
Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β.
Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C.
Trên đây là quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất hiện đang được áp dụng. Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về Quy chuẩn dành cho nước thải công nghiệp có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn cụ thể.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước cấp và nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước bằng cách biến chúng thành bùn nhờ sử dụng các chất hóa học.  Quá trình keo tụ và tạo bông trong xử lý nước 1.    Phương pháp keo tụ tạo bông Trong nước, các chất ô nhiễm tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ cần dùng các biện pháp cơ học kết hợp hóa học bằng cách sử dụng các chất hóa học tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lại với nhau thành các bông cặn có trọng lượng và kích thước lớn hơn để xử lý. Quá trình keo tụ tạo bông gồm 2 quá trình: •    Quá trình keo tụ: dựa trên cơ chế phá bền hạt keo •    Quá trình tạo bông:tiếp xúc/ kết dính giữa các hạt keo đã bị phá bền 2.    Bản chất của quá trình keo tụ tạo bông   Phá tính bền vững của hệ keo bằng cách thu hẹp lớp điện kép tới mức thế zeta =0, khi đó, lực đẩy tĩnh điện hạt - hạt bằng không, tạo điều kiện cho các hạt hút nhau bằng lực

Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

Việc sử dụng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc loại bỏ các chất lơ lửng, các chất hoạt tính bề mặt và dầu mỡ ra khỏi nước thải.   Xây dựng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải đạt chuẩn 1.    Nguyên tắc hoạt động của bể tuyển nổi Về cơ bản, quá trình tuyển nổi là quá trình loại bỏ các chất lơ lửng, các chất hoạt tính bề mặt và dầu mỡ dựa vào khối lượng riêng giữa hạt khí và chất rắn trong nước. Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Dưới tác dụng của máy nén khí mà nước và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nổi, qua van giảm áp suất, áp suất được gảim đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và bám dính vào các hạt cặn trong nước. 2.    Sơ đồ cấu tạo của bể tuyển nổi   3.    Thông số thiết kế bể tuyển nổi: •    Thời gian lưu nước tại bể tuyển nổi : 20 -60 phút •    Tỉ số A/S (air/sludge: 0,02 - 0,45 •    Thời gian lưu nước tại bồn khí hòa tan: 0,5 - 3 phút •  

Xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank

Ở bài viết này Bách Khoa hướng dẫn các bạn xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank theo từng trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo đảm hệ thống vận hành ổn định, mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao.   Xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank theo từng trường hợp cụ thể 1.    Tổng quan về bể hiếu khí Aerotank Bể Aerotank là công trình bê tông cốt thép hình chữ nhật hoặc tròn, nước thải chảy qua chiều dài bể và được sục khí và khuấy đảo cơ học liên tục nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan và thúc đẩy quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Cấu tạo bể Aerotank: Bể có hình chử nhật hoặc tròn, bên trong có bố trí hệ thống phân phối khí (dĩa thổi khí, ống phân phối khí) nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước. Bể Aerotank thường có chiều cao từu 2,5 m trở lên để khí sục khí vào thì lượng không khí kịp hòa tan trong nước. Ở khu vực có diện tích nhỏ, bên trong bể được được bố trí thêm giá thể vi sinh. Cấu tạo của bề phải thỏa mãn 3 điều kiện: •    Giữ được liều lượng bùn cao tr