Không thể phủ nhận hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR mang lại trong việc xử lý các chất độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường. Công nghệ này đang được các chuyên gia nghiên cứu để áp dụng triệt để trong thực tế.
Hiệu quả của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR trong thực tế
1. Tính chất của màng lọc MBR
MBR là viết tắt của cụm từ Membrance Bio Reator, là quá trình xử lý nước thải vi sinh bằng công nghệ lọc màng.
Công nghệ MBR có thể sử dụng được cả trong môi trường phản ứng vi sinh kỵ khí hoăch hiếu khí mang lại hiệu quả rất cao, khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như các vi sinh vật có hại trong nước thải.
Sử dụng công nghệ màng lọc có thể thay thế cho vai trò của bể lắng 2 và bể lọc nước đầu vào trong quy trình xử lý nước thải.
2. Cấu tạo của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc MBR
MBR là viết tắt của cụm từ Membrance Bio Reator, là quá trình xử lý nước thải vi sinh bằng công nghệ lọc màng.
Công nghệ MBR có thể sử dụng được cả trong môi trường phản ứng vi sinh kỵ khí hoăch hiếu khí mang lại hiệu quả rất cao, khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như các vi sinh vật có hại trong nước thải.
Sử dụng công nghệ màng lọc có thể thay thế cho vai trò của bể lắng 2 và bể lọc nước đầu vào trong quy trình xử lý nước thải.
2. Cấu tạo của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc MBR
Công nghệ MBR kết hợp cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau. Mỗi sợi rỗng lại được cấu tạo như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR sẽ liên kết với nhau tạo thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.
3. Nguyên tắc hoạt động
Sau khi xử lý sơ bộ, nước thải được đưa vào bể hiếu khí có sử dụng màng lọc MBR. Tại đây, nước thải xuyên qua vách màng lọc với những lỗ lọc có kích thước cực kỳ nhỏ. Các chất cặn, hữu cơ, vô cơ sẽ bị giữ lại trên bề mặt màng còn nước sạch sẽ được bơm sang bể chứa.
Quá trình xử lý nước thải bằng màng lọc MBR gồm hai giai đoạn: nitrit hóa bán phần và khử nitrit. Bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng trong bể thiếu khí được kết hợp với công nghệ lọc màng nhằm tách hai phần rắn - lỏng do nồng độ bùn duy trì trong bể hiếu khí cao, thời gian lưu bùn kéo dài để đạt hiệu quả cao trong việc khử nito và amoni.
4. Cơ chế rửa màng lọc
Cơ chế rửa màng: Trong hệ thống thường bố trí 3 bơm. Khi áp suất chân không vượt quá 50KPa thì 2 bơm bơm nước sẽ dừng hoạt động. Khi đó, bơm thứ 3 sẽ bơm nước ngược lại, rửa các chất cặn rơi xuống đáy, đẩy cặn bẩn ra khỏi màng.
Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động trong bể thiếu khí còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế làm nghẹ màng.
5. Ưu, nhược điểm của hệ thống
Ưu điểm:
• Với kích thước lỗ màng nhỏ, màng MBR đem lại hiệu quả cao trong việc tách các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn...
• Hệ thống sử dụng màng MBR có thể thay thế cho bể lắng và bể lọc nên tiết kiệm chi phí vận hành cũng nhưu giảm diện tích xây dựng
• Thời gian lưu giữ nước ngắn, do đó tăng hiệu quả xử lý
• Nồng độ vi sinh trong bể cao và thời gian lưu bùn kéo dài, do đó, lượng bùn dư sinh ra tốn ít chi phí xử lý hơn.
• Nước xử lý bằng công nghệ màng MBR có lượng chất rắn, BOD, COD thấp, có thể tát sử dụng
• Quá trình vận hành đơn giản, dễ thực hiện
Nhược điểm:
• Công nghệ màng MBR còn hạn chế đối với việc xử lý nước thải hóa chất, nước thải có độ màu cao
• Quá trình sử dụng màng dễ bị tắc nếu không vệ sinh màng thường xuyên
Nhìn chung, công nghệ nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR đem lại hiệu quả cao trong việc xử lý các loại nước thải nhiều tạp chất, lắp đặt hệ thống ssơn giản và vận hành dễ dàng. Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng màng MBR đạt tiêu chuẩn với chi phí tiết kiệm nhất có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn cự thể hơn.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét