Việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tiên tiến vào thực tế sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu sự ô nhiễm đối với môi trường và sức khỏe con người.
Áp dụng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả
1. Tổng quan về nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là nước thải thải ra từ các chuồng trại chăn nuôi heo, bò, lợn, gà… Lượng nước thải này chứa nhiều chất độc hại như: BOD, COD, P, N… Và đặc biệt có mùi hôi.
2. Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi
Quá trình xử lý nước thải chăn nuôi chia 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Xử lý sơ cấp bằng bể Biogas
Xây dựng bể biogas với chất liệu nhựa Composite có độ bền cao với thành phần cốt là sợi thủy tinh.
Thiết bị có độ kín khí, có độ chịu lực lớn, chống axit ăn mòn, thi công nhanh chóng, phù hợp với nhiều loại địa hình.
Nước thải chăn nuôi là nước thải thải ra từ các chuồng trại chăn nuôi heo, bò, lợn, gà… Lượng nước thải này chứa nhiều chất độc hại như: BOD, COD, P, N… Và đặc biệt có mùi hôi.
2. Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi
Quá trình xử lý nước thải chăn nuôi chia 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Xử lý sơ cấp bằng bể Biogas
Xây dựng bể biogas với chất liệu nhựa Composite có độ bền cao với thành phần cốt là sợi thủy tinh.
Thiết bị có độ kín khí, có độ chịu lực lớn, chống axit ăn mòn, thi công nhanh chóng, phù hợp với nhiều loại địa hình.
Cấu tạo:
Thiết kế của bể composite gồm:
• Bể phân giải
• Ngăn chứa khí
• Ống dẫn khí
• Cửa nạp nguyên liệu
• Cửa xả
Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu được nạp vào bể qua cửa nạp nguyên liệu vào cho đến khi ngập mép dưới của cửa. Lúc này, áp suất khí trong bể phân giải (P=0). Khí sinh ra được tích tụ trong ngăn chứa khí sinh ra áp suất đẩy dịch phân giải dâng lên theo cửa nạp nguyên liệu và cửa xả. Độ chênh giữa hai bề mặt dịch phân giải cửa nạp nguyên liệu/ cửa xả và ngăn chứa khí tạo nên áp suất trong bể đẩy khí sinh ra vào ống thu khí và đường ống dẫn đến nơi sử dụng. Khí được sử dụng để đun nấu, thắp sáng... Khi được sử dụng hết, áp suất trong ngăn chứa khí bằng 0, thiết bị trở về trạng thái ban đầu.
Vì cửa nạp nguyên liệu đã bị bịt kín nên ở trạng thái Pmax, dịch phân giải chỉ được đẩy theo cửa xả. Trong quá trình hoạt động, bề mặt của dịch phân giải luôn luôn đi lên đi xuống làm cho tiết diện luôn thay đổi trong ngày, do đó có tác dụng phá váng.
Giai đoạn 2: Xử lý thứ cấp sau biogas
Sơ đồ công nghệ
Bước 1: Sau khi nước thải đi vào bể BIOGAS một số chỉ tiêu đã giảm khá nhiều, tuy nhiên, nước thải cần tiếp tục được xử lý để đủ tiêu chuẩn xả thải vào môi trường.
Bước 2: Từ bể BIOGAS, nước thải được đưa qua bể lắng để loại bỏ các chất hữu cơ lớn, cải thiện hàm lượng chất rắn trong nước thải.
Bước 3: Nước thải được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và chất lượng nước. Bể điều hòa bố trí các ống đục lỗ và được cung cấp khí bởi máy thổi khí giúp làm giảm một số hàm lượng chất hữu cơ, chuyển hóa nito khu vực này.
Bước 4: Từ bể điều hòa, nước thải được chuyển đến bể thiếu khí. Tại đây, nước thải sẽ được khuấy trộn liên tục, tăng thêm hiệu quả xử lý nước thải.
Bước 5: Nước từ bề thiếu khí được chuyển vào bể hiếu khí với việc bố trí các vật liệu MBBR làm tăng hiệu quả xử lý. Dưới tác dụng của dòng khí trộn, vật liệu MBBR chuyển động mạnh, vi sinh vật bán trên bề mặt vật liệu tăng trưởng và đạt hiệu quả xử lý cao.
Bước 6: Nước thải tiếp tục chuyển qua bể lắng để lắng phần bùn dư. Từ đây, nước sẽ đi vào ngăn khử trùng và phần bùn được chuyển tới bể chứa bùn sau đó được xử lý. Nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn được xả ra ngoài.
Trên đây, là mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tiêu chuẩn. Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đạt chuẩn, với chi phí lắp đặt và vận hành tiết kiệm có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét