Chuyển đến nội dung chính

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải đóng vai trò rất quan trọng bởi hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các vi sinh vật. 

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải1
 

Quá trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

1.     Chế phẩm sinh học vi sinh EMWAT 1

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải
 
Đây là hỗn hợp các chủng vi sinh vật có ích sử dụng trong quá trình xử lý nước thải.
Thông tin sản phẩm:
Thành phần, mật độ vi sinh vật
• Nấm men Saccharomyces sp.: 109 cfu/ml
• Vi khuẩn:
  + Lactobacillus sp.: 109 cfu/ml
  + Bacillus sp.: 109 cfu/ml
  + Rhodopseudomonas sp.: 108 cfu/ml
  + Nitrobacter sp.: 108 cfu/ml
  + Nitrosomonas sp.: 108 cfu/ml
Chỉ tiêu chất lượng
Màu vàng nâu nhạt; pH 3.5; tỉ trọng: 1; mùi thơm nhẹ.
Cách sử dụng
• Xử lý nước thải công nghiệp: pha trộn 1 lít chế phẩm EM Wat-1 vào 9 lít nước, sử  dụng cho 20 m3 nước thải khi khởi động hệ thống. Theo lưu lượng nước thải đầu vào, bổ sung 100 ml chế phẩm đã pha loãng cho mỗi 1 m3 nước thải.
• Xử lý nước thải sinh hoạt: pha trộn 1 lít chế phẩm EM Wat-1 vào 9 lít nước, sử dụng cho 40 m3 nước thải khi khởi động hệ thống. Theo lưu lượng nước thải đầu vào, bổ sung 50 ml chế phẩm đã pha loãng cho mỗi 1 m3 nước thải.
Định mức sử dụng có thể thay đổi theo mức độ ô nhiễm thực tế của nước thải.
Cách bảo quản
• Bảo quản chế phẩm EM Wat-1 nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 32oC, tránh ánh
nắng chiếu trực tiếp.
Lưu ý khi sử dụng
• Lắc đều bình chứa trước khi sử dụng.
• Mang găng tay và khẩu trang khi pha chế và sử dụng chế phẩm vi sinh vật.
2.     Liều lượng vi sinh sử dụng
Cho hệ thống mới
Tùy thuộc vào thể tích bể, nồng độ ô nhiễm nước thải mà có lượng vi sinh phù hợp
Công thức tính lượng vi sinh như sau:
A= (m x V)/1000
Trong đó:
•    A: khối lượng vi sinh nuôi cấy trong 1 ngày (kg/ngày)
•    m: 2-10 ppm (liều lượng vi sinh dựa vào độ ô nhiễm của chất thải, thường là 3ppm)
•    V: thể tích bể sinh học (m3)
Lưu ý:
Cho trực tiếp vi sinh (sản phẩm m Bio-systems) vào hệ thống mà không cần pha loãng
pH tốt nhất là ở ngưỡng trung tính
Trong thời gian nuôi cấy nồng độ COD khoảng 2kg/m3
Chất dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1
Duy trì hệ thống
Dùng vi sinh bổ sung với liều lượng từ 0.5 ppm/ngày hoặc theo nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
Công thức tính lượng vi sinh như sau:
A= (m x Q)/1000
Trong đó:
•    A: Khối lượng vi sinh bổ sung tùy theo sự ổn định của hệ thống (kg/ngày)
•    m: 0,5ppm
•    Q: lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)
3. Bổ sung Ure và DAP
Nhằm bổ sung chất dinh dưỡng và khoáng cho vi sinh, hoặc có thể thay thế bằng chất dinh dưỡng N100
Liều lượng bổ sung được tính dựa vào tải lượng BOD/ngày theo công thức như sau: Tải lượng BOD (kg/ngày) = (a x Q)/1000
Trong đó:
•    a: Thông số BOD đầu vào (mg/l)
•    Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)
Liều lượng N100 sử dụng hàng ngày bằng 1/1000 tải lượng BOD/ ngày
Liều lượng N100 cho hệ thống mới = Tải lượng BOD (kg/ngày)/1000
Trên đây là quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải. Vi sinh vật cần môi trường ổn định để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nâng cao hiệu quả xử lý nước thải. Nếu Quý doanh nghiệp cần thêm thông tin về vấn đề nuôi cấy vi sinh vật có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn chi tiết hơn.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước cấp và nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước bằng cách biến chúng thành bùn nhờ sử dụng các chất hóa học.  Quá trình keo tụ và tạo bông trong xử lý nước 1.    Phương pháp keo tụ tạo bông Trong nước, các chất ô nhiễm tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ cần dùng các biện pháp cơ học kết hợp hóa học bằng cách sử dụng các chất hóa học tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lại với nhau thành các bông cặn có trọng lượng và kích thước lớn hơn để xử lý. Quá trình keo tụ tạo bông gồm 2 quá trình: •    Quá trình keo tụ: dựa trên cơ chế phá bền hạt keo •    Quá trình tạo bông:tiếp xúc/ kết dính giữa các hạt keo đã bị phá bền 2.    Bản chất của quá trình keo tụ tạo bông   Phá tính bền vững của hệ keo bằng cách thu hẹp lớp điện kép tới mức thế zeta =0, khi đó, lực đẩy tĩnh điện hạt - hạt bằng không, tạo điều kiện cho các hạt hút nhau bằng lực

Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

Việc sử dụng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc loại bỏ các chất lơ lửng, các chất hoạt tính bề mặt và dầu mỡ ra khỏi nước thải.   Xây dựng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải đạt chuẩn 1.    Nguyên tắc hoạt động của bể tuyển nổi Về cơ bản, quá trình tuyển nổi là quá trình loại bỏ các chất lơ lửng, các chất hoạt tính bề mặt và dầu mỡ dựa vào khối lượng riêng giữa hạt khí và chất rắn trong nước. Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Dưới tác dụng của máy nén khí mà nước và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nổi, qua van giảm áp suất, áp suất được gảim đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và bám dính vào các hạt cặn trong nước. 2.    Sơ đồ cấu tạo của bể tuyển nổi   3.    Thông số thiết kế bể tuyển nổi: •    Thời gian lưu nước tại bể tuyển nổi : 20 -60 phút •    Tỉ số A/S (air/sludge: 0,02 - 0,45 •    Thời gian lưu nước tại bồn khí hòa tan: 0,5 - 3 phút •  

Xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank

Ở bài viết này Bách Khoa hướng dẫn các bạn xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank theo từng trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo đảm hệ thống vận hành ổn định, mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao.   Xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank theo từng trường hợp cụ thể 1.    Tổng quan về bể hiếu khí Aerotank Bể Aerotank là công trình bê tông cốt thép hình chữ nhật hoặc tròn, nước thải chảy qua chiều dài bể và được sục khí và khuấy đảo cơ học liên tục nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan và thúc đẩy quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Cấu tạo bể Aerotank: Bể có hình chử nhật hoặc tròn, bên trong có bố trí hệ thống phân phối khí (dĩa thổi khí, ống phân phối khí) nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước. Bể Aerotank thường có chiều cao từu 2,5 m trở lên để khí sục khí vào thì lượng không khí kịp hòa tan trong nước. Ở khu vực có diện tích nhỏ, bên trong bể được được bố trí thêm giá thể vi sinh. Cấu tạo của bề phải thỏa mãn 3 điều kiện: •    Giữ được liều lượng bùn cao tr