Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt tiêu chuẩn là yêu cầu đồng thời cũng là thách thức với các doanh nghiệp nhuộm hiện nay nhằm xử lý triệt để nguồn nước thải độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt nhuộm nước ta, lượng nước thải xả ra từ quá trình dệt nhuộm là rất lớn. Vì trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều chất nhuộm nên trong nước thải chứa rất nhiều chất độc hại. Các chất này nếu không được xử lý kỹ sẽ gây ô nhiễm môi trường, phá hủy nguồn nước gây ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh và tác động không nhỏ lên sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu, các thông số ô nhiễm nước thải có thể giao động như sau:
• pH: 4-12 (pH bằng 4,5 cho công nghệ nhuộm sợi PE, pH bằng cho công nghệ nhuộm sợi Co)
• Nhiệt độ: dao động theo thời gian và thấp nhất là 40oC. So sánh với với nhiệt độ cao nhất không ức chế hoạt động vi sinh là 37oC thì nước thải ở đây gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả xử lý sinh học
• COD: 250 - 1500 mg O2/l (50 -150 kg/ tấn vải)
• BOD5: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày 80 -500 mg O2/l
• Độ màu: 500 -2000 Pt-Co
• Chất rắn lơ lửng: 30 -400 mg/l đôi khi cao đến 1000 mg/l (trường hợp nhuộm sợi coton)
• Chất hoạt tính bề mặt: 10 - 50 mg/l
2. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhuộm
Quy trình xử lý
Một hệ thống xử lý mang đúng chuẩn và mang lại hiệu quả cao cần phải đảm bảo thực hiện tốt các giai đoạn sau:
Bước 1: Nước thải từ hệ thống được thu gom vào bể điều hòa. Tại đây, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ.
Bể điều hòa được cấp khí nhờ hệ thống đĩa sục khí đặt dưới đáy bể nhằm tạo dòng khuấy trộn và duy trì tình trạng hiếu khí trong bể. Quá trình này giúp đẩy nhanh quá trình giải nhiệt cho nước trước khi chuyển đến các công đoạn sau.
Bước 2: Từ bể điều hòa, nước được bơm qua cụm bể phản ứng - keo tụ - tạo bông. Hóa chất NaOH, phèn, Polyme được châm vào nhằm loại bỏ COD, màu và các kim loại nặng... Nước sau xử lý sẽ chảy sang bể lắng.
Bước 3: Từ bể lắng, nước chảy qua bể sinh học hiếu khí. Với sự trợ giúp của các vi sinh vật hiếu khí, các hợp chất hữu cơ phức tạp trong nước thải sẽ được phân hủy thành chất dinh dưỡng cho tế bào vi sinh vật. Quá trình này sẽ sản sinh ra khí CO2 và H2O, đồng thời làm giảm BOB,COD, N, P có trong nước thải
Bước 4: Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được dẫn sang bể lắng và tách các bông bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Bùn lắng xuống sẽ được bơm sang sân phơi bùn hoặc xử lý riêng.
Bước 5: Nước thải tiếp tục được dẫn sang bể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được châm vào để khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Sau quá trình xử lý, nước thải phải đạt tiêu chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT.
Ưu điểm của hệ thống:
• Hiệu quả xử lý cao, nước thải được thải ra môi trường đạt chuẩn
• Quy trình vận hành khá đơn giản
Trên đây là quy trình cơ bản của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Tùy theo lưu lượng và tính chất nước thải mà doanh nghiệp sẽ có quy mô hệ thống phù hợp. Nhìn chung, quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đòi hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học kỹ thuật nhất định để mang lại hiệu quả xử lý cao.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn, vận hành với chi phí tiết kiệm nhất có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn đầy đủ hơn.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com
Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn
1. Tổng quan về nước thải nhuộmCùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt nhuộm nước ta, lượng nước thải xả ra từ quá trình dệt nhuộm là rất lớn. Vì trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều chất nhuộm nên trong nước thải chứa rất nhiều chất độc hại. Các chất này nếu không được xử lý kỹ sẽ gây ô nhiễm môi trường, phá hủy nguồn nước gây ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh và tác động không nhỏ lên sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu, các thông số ô nhiễm nước thải có thể giao động như sau:
• pH: 4-12 (pH bằng 4,5 cho công nghệ nhuộm sợi PE, pH bằng cho công nghệ nhuộm sợi Co)
• Nhiệt độ: dao động theo thời gian và thấp nhất là 40oC. So sánh với với nhiệt độ cao nhất không ức chế hoạt động vi sinh là 37oC thì nước thải ở đây gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả xử lý sinh học
• COD: 250 - 1500 mg O2/l (50 -150 kg/ tấn vải)
• BOD5: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày 80 -500 mg O2/l
• Độ màu: 500 -2000 Pt-Co
• Chất rắn lơ lửng: 30 -400 mg/l đôi khi cao đến 1000 mg/l (trường hợp nhuộm sợi coton)
• Chất hoạt tính bề mặt: 10 - 50 mg/l
2. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhuộm
Quy trình xử lý
Một hệ thống xử lý mang đúng chuẩn và mang lại hiệu quả cao cần phải đảm bảo thực hiện tốt các giai đoạn sau:
Bước 1: Nước thải từ hệ thống được thu gom vào bể điều hòa. Tại đây, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ.
Bể điều hòa được cấp khí nhờ hệ thống đĩa sục khí đặt dưới đáy bể nhằm tạo dòng khuấy trộn và duy trì tình trạng hiếu khí trong bể. Quá trình này giúp đẩy nhanh quá trình giải nhiệt cho nước trước khi chuyển đến các công đoạn sau.
Bước 2: Từ bể điều hòa, nước được bơm qua cụm bể phản ứng - keo tụ - tạo bông. Hóa chất NaOH, phèn, Polyme được châm vào nhằm loại bỏ COD, màu và các kim loại nặng... Nước sau xử lý sẽ chảy sang bể lắng.
Bước 3: Từ bể lắng, nước chảy qua bể sinh học hiếu khí. Với sự trợ giúp của các vi sinh vật hiếu khí, các hợp chất hữu cơ phức tạp trong nước thải sẽ được phân hủy thành chất dinh dưỡng cho tế bào vi sinh vật. Quá trình này sẽ sản sinh ra khí CO2 và H2O, đồng thời làm giảm BOB,COD, N, P có trong nước thải
Bước 4: Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được dẫn sang bể lắng và tách các bông bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Bùn lắng xuống sẽ được bơm sang sân phơi bùn hoặc xử lý riêng.
Bước 5: Nước thải tiếp tục được dẫn sang bể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được châm vào để khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Sau quá trình xử lý, nước thải phải đạt tiêu chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT.
Ưu điểm của hệ thống:
• Hiệu quả xử lý cao, nước thải được thải ra môi trường đạt chuẩn
• Quy trình vận hành khá đơn giản
Trên đây là quy trình cơ bản của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Tùy theo lưu lượng và tính chất nước thải mà doanh nghiệp sẽ có quy mô hệ thống phù hợp. Nhìn chung, quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đòi hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học kỹ thuật nhất định để mang lại hiệu quả xử lý cao.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn, vận hành với chi phí tiết kiệm nhất có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn đầy đủ hơn.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét