Chuyển đến nội dung chính

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ là một khâu quan trọng trong việc xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học.

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí
 

Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí

1. Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí
Phương pháp Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, nito... Trong nước thải dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất ô nhiễm thành thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí gồm 3 giai đoạn:
•    Oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2 => CO2 + H20 +DH
•    Tổng hợp tế bào mới
CxHyOz + NH3 + O2 => CO2+ H2O + DH
•    Phân hủy nội bào
C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5H20 + NH3 +- DH
Quá trình sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở môi trường tự nhiên hay nhân tạo tùy theo từng loại vi sinh vật khác nhau và có thể chia ra 2 loại:
•    Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng nhằm khử các chất hữu cơ chứa cacbon. Trong đó, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí Aerotank là phổ biến nhất.
•    Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng bám dính.
2. Các công trình xử lý nước thải bằng vi sinh học hiếu khí
Phương pháp  sinh học tự nhiên
 Ao hồ sinh học hiếu khí
Dựa trên sự khuếch tán không khí vào nước và ánh sáng mặt trời làm tảo quang hợp và nhả ra oxy.
 Cánh đồng tưới và bãi lọc
Dựa trên khả năng giữ cạn trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua lọc. Trong đất có chứa nhiều vi sinh vật hiếu khí với lượng oxy có trong lớp đất mặt.
Phương pháp xử lý nhân tạo
 Bể Aerotank

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí1
 
Dựa trên việc thổi khí nén và khuấy đảo cơ học làm tăng lượng oxy hòa tan và tăng cường quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong nước tạo thành các hạt bùn hoạt tính lơ lửng
Bể lọc sinh học
Là bể nhân tạo, trong đó chất thải được lọc qua lớp vật liệu rắn có bao bọc lớp màng vi sinh vật.
 Đĩa quay sinh học RBC
Thiết bị xử lý nước thải bằng kỹ thuật màng lọc vi sinh dựa trên sự gắn kết của vi sinh vật trên bề mặt vật liệu
Mương oxy hóa
Đây là một dạng cải tiến của Aerotank khuấy trộn trong điều kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính
Nhìn chung, quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh học hiếu khí chủ yếu là dựa vào sự hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí. Đây là phương pháp khá đơn giản và thân thiện môi trường. Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm đến phương pháp trên có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn chi tiết.
Công ty TNHH TV CN KT môi trường Bách Khoa
Địa chỉ: Số 30 Đường D9, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 833 144
Email: maitram192pt@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước

Keo tụ và tạo bông trong xử lý nước cấp và nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước bằng cách biến chúng thành bùn nhờ sử dụng các chất hóa học.  Quá trình keo tụ và tạo bông trong xử lý nước 1.    Phương pháp keo tụ tạo bông Trong nước, các chất ô nhiễm tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ cần dùng các biện pháp cơ học kết hợp hóa học bằng cách sử dụng các chất hóa học tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lại với nhau thành các bông cặn có trọng lượng và kích thước lớn hơn để xử lý. Quá trình keo tụ tạo bông gồm 2 quá trình: •    Quá trình keo tụ: dựa trên cơ chế phá bền hạt keo •    Quá trình tạo bông:tiếp xúc/ kết dính giữa các hạt keo đã bị phá bền 2.    Bản chất của quá trình keo tụ tạo bông   Phá tính bền vững của hệ keo bằng cách thu hẹp lớp điện kép tới mức thế zeta =0, khi đó, lực đẩy tĩnh điện hạt - hạt bằng không, tạo điều kiện cho các hạt hút nhau bằng lực

Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

Việc sử dụng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc loại bỏ các chất lơ lửng, các chất hoạt tính bề mặt và dầu mỡ ra khỏi nước thải.   Xây dựng bể tuyển nổi trong xử lý nước thải đạt chuẩn 1.    Nguyên tắc hoạt động của bể tuyển nổi Về cơ bản, quá trình tuyển nổi là quá trình loại bỏ các chất lơ lửng, các chất hoạt tính bề mặt và dầu mỡ dựa vào khối lượng riêng giữa hạt khí và chất rắn trong nước. Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Dưới tác dụng của máy nén khí mà nước và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nổi, qua van giảm áp suất, áp suất được gảim đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và bám dính vào các hạt cặn trong nước. 2.    Sơ đồ cấu tạo của bể tuyển nổi   3.    Thông số thiết kế bể tuyển nổi: •    Thời gian lưu nước tại bể tuyển nổi : 20 -60 phút •    Tỉ số A/S (air/sludge: 0,02 - 0,45 •    Thời gian lưu nước tại bồn khí hòa tan: 0,5 - 3 phút •  

Xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank

Ở bài viết này Bách Khoa hướng dẫn các bạn xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank theo từng trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo đảm hệ thống vận hành ổn định, mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao.   Xử lý sự cố bể hiếu khí Aerotank theo từng trường hợp cụ thể 1.    Tổng quan về bể hiếu khí Aerotank Bể Aerotank là công trình bê tông cốt thép hình chữ nhật hoặc tròn, nước thải chảy qua chiều dài bể và được sục khí và khuấy đảo cơ học liên tục nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan và thúc đẩy quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Cấu tạo bể Aerotank: Bể có hình chử nhật hoặc tròn, bên trong có bố trí hệ thống phân phối khí (dĩa thổi khí, ống phân phối khí) nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước. Bể Aerotank thường có chiều cao từu 2,5 m trở lên để khí sục khí vào thì lượng không khí kịp hòa tan trong nước. Ở khu vực có diện tích nhỏ, bên trong bể được được bố trí thêm giá thể vi sinh. Cấu tạo của bề phải thỏa mãn 3 điều kiện: •    Giữ được liều lượng bùn cao tr